Helis giải pháp hoà lưới điện năng lượng mặt trời

Những khái niệm cơ bản cần biết về điện áp

Hiện nay, có không ít người nhầm lẫn dòng điện và điện là giống nhau. Tuy nhiên, về bản chất thì chúng có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ nhưng lại hoàn toàn khác nhau. Cùng với Helis tìm hiểu chi tiết hơn khái niệm về điện áp là gì thông qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về điện áp là gì

Như chúng ta đã biết, điện áp hay còn được gọi là hiệu điện là sự chênh lệch về nguồn điện giữa 2 cực: nơi có điện thế cao và nơi có điện thế thấp. Chúng có ký hiệu là ∆V hay ∆U hoặc được viết đơn giản hơn là V, U cùng đơn vị của điện thế vôn.

Điện áp là gì?
Điện áp là gì?

Trong hệ thống điện thì vôn kế thường được sử dụng để đo giữa 2 điểm là:

  • Hiệu điện thế
  • Dòng điện

Trong trường tĩnh điện thì hiệu điện thế có công dụng giúp di chuyển công của dòng điện từ điểm này đến điểm kia của 1 hạt điện tích. Đại diện cho nguồn lực điện (còn được gọi là năng lượng) đã được dùng hoặc mất đi khi các năng lượng được lưu trữ.

Bên cạnh đó, hiệu điện thế (điện áp) được sinh ra bởi các trường tĩnh điện, trường từ thay đổi theo thời gian, dòng điện chạy qua từ trường. Ngoài ra, còn có thể kết hợp của cả 3 nguồn điện trên để tạo thành hiệu điện thế có gốc thế điện được chọn là mặt đất.

Công thức tính và ký hiệu điện áp

  • Ký hiệu của hiệu điện thế (hay điện áp) là: V hoặc U
  • Đơn vị tính là: vôn (V)

Có 2 điểm A – B của mạch điện để đo công thực hiện hay sự chênh lệch điện thế ở hai điểm đó nên có công thức:

V(AB) = V(A) – V(B) = -V(AB)

Hoặc: UAB = VA – VB = -UBA

Tuy nhiên, tính tại một điểm thì: V = U = I.R. Trong đó:

  • R: có đơn vị tính là ôm, là điện trở hay phần cản điện
  • I: đơn vị tính là ampe (A), là cường độ dòng điện

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường bắt gặp điện áp có trong các thiết bị máy móc hay dùng như:

  • Máy hàn
  • Máy khoan
  • Máy bơm khí nén
  • Máy rửa xe áp suất cao…

Phân loại điện áp

Sau khi tìm hiểu về điện áp là gì, ngay sau đây Helis sẽ giúp quý vị bạn đọc phân loại. Tuy nhiên, việc này tùy thuộc vào quy định cũng như nhu cầu sử dụng điện áp của mỗi một đất nước.

Có thể lấy ví dụ cụ thể như:

  • Tại Việt Nam: điện áp 1 pha là 220 VAC
  • Tại Nhật Bản: điện áp 1 pha là 100 đến 110 VAC

Điện công nghiệp ở nước ta được chia thành 3 loại điện áp là:

  • Cao thế
  • Trung thế
  • Hạ thế

Điện cao thế

Còn được biết đến là điện thế cao, thường dùng cho các mạng phân phối điện năng đi xa, bao gồm một số cấp như: 110KV, 220KV, 500KV, 66KV… Đây là dòng điện có điện áp lớn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của những sinh vật sống. Chính vì vậy mà các dây dẫn cũng như thiết bị mang dòng điện cao thế cần được đảm bảo đầy đủ các quy trình và yêu cầu về an toàn.

Hệ thống truyền tải điện cao thế
Hệ thống truyền tải điện cao thế

Điện trung thế

Không giống như điện cao thế, điện trung thế có cấp điện áp nhỏ hơn nhiều. Thường được sử dụng ở các khu công nghiệp, công trình, khu dân sinh nhà ở…Đường điện trung thế thường được cấp đến máy biến áp rồi hạ áp nhằm mục đích phân phối điện. Trong đó, một số cấp điện áp được dùng nhiều và phổ biến là: 22KV, 35KV, 6KV, 10KV, 15KV.

Điện hạ thế

Được sử dụng để cấp cho các thiết bị hoạt động, điện hạ thế với cấp điện áp khá thấp, chỉ khoảng 0,4KV. Bao gồm:

  • Điện hạ thế 1 pha: 220VAC
  • Điện hạ thế 2 pha: 380VAC thường dùng cung cấp nguồn vào cho một số loại ổn áp đặc biệt nên loại này ít gặp ở nước ta
  • Điện hạ thế 3 pha: 380VAC thường gặp trong điện công nghiệp

Khái niệm về các dạng điện áp phổ biến

Dưới đây là một số dạng điện áp được biết đến rộng rãi:

Điện áp một chiều (Điện áp DC)

Là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đi qua mạch một chiều nên điện áp DC (còn được gọi là điện áp 1 chiều) có cường độ điện thế thay đổi được về độ lớn. Tuy nhiên lại không thay đổi về chiều của dòng điện. Các cấp điện áp một chiều được áp dụng phổ biến nhất hiện nay là: 5V, 9V, 12V, 24V, 48V.

Điện áp một chiều
Điện áp một chiều

 

Điện áp xoay chiều (Điện áp AC)

Còn được biết đến là điện áp AC có chiều và cường độ điện thế thay đổi theo thời gian về chiều và độ lớn. Để đo được nó cần dùng vôn kế xoay chiều với máy phát điện là nguồn phát.

Được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên điện áp xoay chiều được phân làm nhiều cấp như:

  • Hạ áp: điện áp dưới 1KV
  • Trung áp: điện áp từ 1 – 35 KV
  • Cao áp: điện áp từ 35 – 220 KV
  • Siêu cao áp: điện áp trên 220 KV
Điện áp xoay chiều dạng sóng
Điện áp xoay chiều dạng sóng

Trên đây là những tìm hiểu cơ bản về khái niệm điện áp là gì được Helis chia sẻ cho quý bạn đọc quan tâm. Hy vọng rằng từ những thông tin trên sẽ giúp ích được tới cho bạn nhằm đảm bảo được độ an toàn, hiểu biết về độ bền các thiết bị điện xung quanh mình. Nếu có thắc mắc liên quan tới vấn đề này hay muốn hiểu thêm về điện áp, năng lượng mặt trời, bạn có thể tìm đọc những bài viết thú vị tại helis.vn hoặc liên hệ qua địa chỉ:

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

  • Địa chỉ: Số 36 ngõ 75 phố Cầu Đất, P.Chương Dương, Q.Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
  • Hotline: 0904.153.153
  • Email: cskh@helis.vn
  • Website: https://helis.vn/

Leave a Reply