Helis giải pháp hoà lưới điện năng lượng mặt trời

Hệ Thống Hòa Lưới Không Có Dự Phòng

hệ thống năng lượng mặt trời hoà lưới là gì

Hệ thống hòa lưới không có dự phòng là giải pháp tiết kiệm điện năng và tiết kiệm tiền điện được nhiều doanh nghiệp, cá nhân chọn. Đồng thời, hệ thống này cũng giảm thiểu lượng cacbon dioxit thải vào không khí gây hiệu ứng nhà kính và khiến trái đất nóng lên. Bạn hãy cùng Helis khám phá hệ thống này qua bài viết dưới đây.

Hệ thống hòa lưới là gì?

Hệ thống hòa lưới được hiểu là hệ thống hoạt động kết hợp giữa điện lưới quốc gia và điện năng lượng mặt trời. Hệ thống này còn có tên gọi khác là hệ thống điện hòa lưới. Hoặc hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới.

 

Mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới
Mô hình hệ thống điện năng lượng mặt trời hoà lưới

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới hiện bao gồm 2 loại, đó là: Hệ thống hòa lưới có dự phòng và Hệ thống hòa lưới không có dự phòng. Theo đó, mỗi loại đều có những đặc điểm riêng và phù hợp với từng mục đích sử dụng điện mặt trời khác nhau. Và trong bài viết này, Helis sẽ giới thiệu về hệ thống điện năng lượng mặt trời không có dự phòng.

Hệ thống hòa lưới là gì?
Hệ thống hòa lưới là gì?

 

Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời không có dự phòng

Vậy hệ thống điện mặt trời hòa lưới không có dự phòng được cấu tạo như thế nào? Bạn có đang háo hức muốn biết không? Theo tìm hiểu của Helis, hệ thống này gồm 3 thành phần chính:

  • Các tấm pin quang điện hay tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Bộ chuyển đổi điện 1 chiều (DC) thành điện xoay chiều (AC).
  • Đồng hồ điện (công tơ điện) 2 chiều dùng để đo lượng điện do mặt trời tạo ra và lượng điện mặt trời dư thừa. EVN sẽ mua lại lượng điện dư thừa này để hòa vào lưới điện quốc gia.
Cấu tạo của hệ thống hòa lưới không có dự phòng
Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời không có dự phòng

 

Nguyên lý hoạt động của hệ thống hòa lưới không có dự phòng

Khi tìm hiểu về hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới không có dự phòng, bạn không thể không “soi” xem hệ thống này hoạt động theo nguyên lý nào. Bởi vậy, ngay sau đây, Helis sẽ cùng bạn “soi” và “bật mí bí mật” này với nhiều người nhé!

Các tấm pin năng lượng mặt trời được tiến hành lắp đặt trên mái nhà sẽ hấp thụ bức xạ mặt trời và biến đổi thành dòng điện 1 chiều. Tiếp đó, dòng điện 1 chiều (DC) được biến đổi thành dòng điện xoay chiều (AC) bằng bộ chuyển đổi. Điện xoay chiều di chuyển đến tải điện để cung cấp điện năng cho các thiết bị điện hoạt động.

Trong hệ thống điện năng lượng mặt trời không có dự phòng, điện mặt trời sẽ được ưu tiên sử dụng trước điện lưới. Nếu điện mặt trời hết hoặc không đủ, các thiết bị điện sẽ lấy điện từ điện lưới để hoạt động. Nếu điện mặt trời dư thừa, điện sẽ hòa vào lưới điện quốc gia. Cơ chế hoạt động này được gọi là cơ chế “tiếp sức”.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống hòa lưới không có dự phòng
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời không có dự phòng

 

Ưu điểm của hệ thống điện năng lượng mặt trời không có dự phòng

Hiện nay, không ít người vẫn thắc mắc rằng vì sao đã có điện lưới quốc gia ổn định rồi mà vẫn phải dùng tới điện năng lượng mặt trời. Và dùng thêm điện năng lượng mặt trời thì có tốn kém chi phí tiền điện mỗi tháng hơn không?

Nhưng với những người đang dùng điện được tạo ra từ hệ thống hòa lưới không có dự phòng, họ hiểu rất rõ ưu điểm của hệ thống. Cụ thể, hệ thống này có những ưu điểm như sau:

  • Phù hợp với những khu vực có điện lưới không ổn định hoặc điện yếu.
  • Chi phí xây dựng hệ thống “mềm” nên phù hợp với các hộ gia đình, cơ quan hoặc xí nghiệp nhỏ.
  • Chi phí dùng để bảo trì hệ thống tương đối thấp.
  • Hiệu quả chuyển đổi năng lượng vô cùng lớn.
  • Tiết kiệm chi phí điện hằng tháng một cách tối đa.
  • Giảm lượng điện năng tiêu thụ của hệ thống lưới điện quốc gia.
  • Cơ chế hoạt động “tiếp sức” mà Helis vừa chia sẻ ở trên giúp hạn chế ảnh hưởng của yếu tố thời tiết lên tải điện.
  • Không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe con người.
Ưu điểm của hệ thống hòa lưới không có dự phòng
Ưu điểm của hệ thống hòa lưới điện năng lượng mặt trời không có dự phòng

 

Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên thì hệ thống hòa lưới điện năng lượng mặt trời không có dự phòng vẫn tồn tại một nhược điểm lớn. Đó là hệ thống sẽ ngừng cấp điện trong trường hợp lưới điện quốc gia bị mất.

Ngày nay, xu hướng sử dụng điện năng lượng mặt trời đã lan rộng từ các doanh nghiệp, nhà máy tới các hộ gia đình. Đấy cũng là lý do vì sao ngày càng nhiều gia đình muốn lắp đặt lưới điện mặt trời. Điện mặt trời chính là giải pháp năng lượng sạch và thông minh khi vừa giúp tiết kiệm điện năng, chi phí lại vừa bảo vệ môi trường.

Liên hệ

Helis hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về hệ thống hòa lưới không có dự phòng. Từ đó mà bạn sẽ biết cách lựa chọn hệ thống điện phù hợp tùy vào công suất và nhu cầu. Khi cần tư vấn và hỗ trợ lắp đặt hệ thống hòa lưới điện không có dự phòng cho nhà riêng hay doanh nghiệp, bạn hãy liên hệ ngay:

HELIS – CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

  • Địa chỉ: số 36 ngõ 75 phố Cầu Đất, Phường Chương Dương, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
  • Hotline: 0904153153
  • Website: http://helis.vn/
  • Email: cskh@helis.vn

Leave a Reply